Nền giáo dục tiên tiến, môi trường đa văn hóa và cơ hội làm việc rộng mở khiến du học Mỹ trở thành ước mơ của nhiều bạn trẻ Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích tuyệt vời, du học Mỹ cần bao nhiều tiền cũng là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người. Vậy, chi phí du học Mỹ cần bao nhiêu tiền? ILA Du học sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các khoản chi phí, giúp bạn lập kế hoạch tài chính hiệu quả cho hành trình du học của mình.
Du học Mỹ cần bao nhiêu tiền, gồm các khoản chi phí cần thiết nào?
Hiện nay, để du học Mỹ, các bạn học sinh, sinh viên cần chuẩn bị một khoản chi phí từ 30.000 đến 90.000 USD/năm (khoảng 770 triệu đến 2,3 tỷ đồng). Tuy nhiên, mức chi phí này không cố định và sẽ bao gồm các khoản chi phí khác như phí sinh hoạt, nhà ở, đăng ký visa, bao hiểm, đi lại, khoản phát sinh khác.
Để các bạn học sinh, sinh viên có cái nhìn tổng quan về chi phí du học Mỹ năm 2024, ILA Du học sẽ trình bày các khoản chi phí cần thiết cho du học Mỹ dưới đây.
1. Du học Mỹ cần bao nhiêu tiền? Học phí
Học phí sẽ là khoản chi đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm khi lên kế hoạch du học Mỹ. Theo nghiên cứu về chi phí đại học trung bình ở Mỹ năm 2024 của chuyên gia lập kế hoạch học vấn, tiến sĩ Pawel Dabrowski, chi phí trung bình cho học phí và các khoản khác tại các trường đại học và cao đẳng tư thục sẽ là từ 35.000 USD/năm (khoảng 895 triệu đồng). Thông thường, chi phí du học trung học ở Mỹ sẽ rơi vào tầm 30.000 USD/năm trở lên (khoảng 765 triệu đồng).
Dưới đây là bảng chi phí du học Mỹ dựa theo từng cấp học, chương trình học mà ILA Du học tổng hợp từ College Board để giúp bạn tham khảo:
Chi phí dựa vào chương trình học | Thời gian học | Học phí (USD/năm) |
Chi phí học cấp 3 tại Mỹ | 4 năm | 20.000 – 50.000 USD/năm |
Chi phí học cao đẳng cộng đồng tại Mỹ | 2 năm | 9.000 – 12.000 USD/năm |
Chi phí học đại học tại Mỹ | 4 năm | 17.000 – 50.000 USD/năm |
Chi phí học sau đại học tại Mỹ | 1 đến 2 năm | 12.000 – 50.000 USD/năm |
Từ bảng trên, có thể thấy được mức học phí sẽ phụ thuộc vào từng chương trình đào tạo, từng trường, khu vực và các khoản chi phí phát sinh khác như chi phí mua tài liệu học tập và sách vở dao động từ 1.240 – 1.460 USD (khoảng 32 triệu đến 37 triệu đồng).
>>> Đọc thêm: Du học Mỹ cần gì? 4 điều kiện chắc suất du học
2. Du học Mỹ cần bao nhiêu tiền? Chi phí hồ sơ du học Mỹ
Bên cạnh khoản học phí quan trọng nhất khi du học Mỹ, các bạn học sinh, sinh viên còn phải chuẩn bị một khoản từ 665 – 742 USD (từ 17 triệu đến 19 triệu đồng) cho thị thực và làm hồ sơ du học bao gồm chi phí tư vấn du học Mỹ, chi phí xin visa du học Mỹ, chi phí SEVIS và chi phí đăng ký nhập học tại các trường tại Mỹ.
a. Chi phí xin visa du học Mỹ
Nếu xin visa đi Mỹ dạng không định cư, mỗi bạn học sinh, sinh viên cần đóng một khoản 160 USD (khoảng 4 triệu đồng) tại Đại sứ quán Mỹ. Trước khi đóng, các bạn lưu ý đây là khoản chi phí không hoàn lại và không thể chuyển nhượng cho người khác dưới mọi hình thức.
b. Chi phí SEVIS
Student and Exchange Visitor Program (SEVIS) là một hệ thống được tạo bởi Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) và Bộ Ngoại giao Mỹ (DOS) để theo dõi thời gian lưu trú của những hành khách đến Mỹ với diện visa không định cư, gồm học sinh, sinh viên du học tại Mỹ visa M, F, J.
Các bạn học sinh, sinh viên có mẫu đơn I-20 sẽ phải đóng lệ phí 350 USD (khoảng 9 triệu đồng). Nếu xin bằng mẫu đơn F-1 thì phí SEVIS là 160 USD (khoảng 4 triệu đồng). Hiệu lực của phí SEVIS sẽ bắt đầu khi bạn nhận được thị thực và kết thúc khi hoàn tất chương trình học tại Mỹ.
Tuy nhiên, bạn sẽ không thể đóng phí tại Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Mỹ, mà có thể nộp phí SEVIS trực tuyến tại trang web của Sở Nhập tịch và Di trú Mỹ (USCIS). Trước khi nộp phí, bạn cần tạo tài khoản tại trang web của USCIS.
c. Chi phí đăng ký hồ sơ nhập học
Tuy khoản chi phí sẽ tùy vào mỗi trường nhưng đây vẫn là khoản mà bạn cần lưu ý khi muốn tham khảo du học Mỹ cần bao nhiều tiền nhé!
Tại Mỹ sẽ có những trường không thu khoản phí này khi bạn làm thủ tục nhập học. Tuy nhiên, cũng sẽ có những trường sẽ thu. Trung bình một bạn học sinh, sinh viên cần chuẩn bị khoảng 30 USD đến 100 USD (khoảng 770.000 đồng đến 2.600.000 đồng).
Để hiểu rõ hơn, bạn có thể xem các thông tin về thủ tục nhập học trên trang web của các trường nhé!
>>> Đọc thêm: Top 5 trung tâm tư vấn du học Mỹ tốt nhất
3. Vé máy bay
Thông thường, vé máy bay một chiều từ Việt Nam đến Mỹ sẽ dao động từ 704 USD đến 1.173 USD (khoảng 18 triệu đến 30 triệu đồng) hoặc cao hơn. Tuy nhiên, tùy vào địa điểm đến, địa điểm xuất phát, thời điểm đặt vé và hãng hàng không mà giá vé máy bay đi Mỹ sẽ có sự chênh lệch. Vì vậy, bạn cần lập kế hoạch và ngân sách chi phí du học Mỹ sớm để tiết kiệm khoản chi phí này.
Dưới đây là một vài mẹo để bạn có thể tiết kiệm tối đa khoản chi phí này:
• Đặt vé trước ngày bay từ 2 đến 3 tháng. Song để hạn chế những phát sinh bất ngờ, buộc phải dời hoặc hủy vé, bạn đừng nên đặt vé máy bay quá sớm.
• Ngoài ra, bạn có thể mua thêm một gói bảo hiểm trong trường hợp đặt vé sớm để tiện cho việc dời hay hủy vé máy bay.
• Bạn có thể sử dụng trang web Flights của Google để theo dõi và so sánh giá vé của từng hãng hàng không nhằm lên kế hoạch du học Mỹ cần bao nhiêu tiền hợp lý.
4. Du học Mỹ cần bao nhiêu tiền? Phí bảo hiểm
Mỹ vốn là quốc gia với nhiều loại bảo hiểm với chi phí đắt đỏ. Ở Mỹ, các mức bảo hiểm dành cho du học sinh, sinh viên rất đa dạng. Chi phí bảo hiểm cho du học sinh tại Mỹ có thể dao động từ 500 – 1.500 USD/năm (khoảng 13 triệu đến 39 triệu đồng/năm).
Tuy nhiên, vì mỗi trường sẽ có quy định riêng về việc mua bảo hiểm y tế nên bạn có thể tham khảo bài viết của U.S. News & World Report để hiểu thêm những thông tin về bảo hiểm dành cho du học sinh, từ đó lên kế hoạch du học Mỹ cần bao nhiêu tiền phù hợp.
>>> Đọc thêm: Đón đầu 5 xu hướng nghề nghiệp trong tương lai ở Việt Nam
5. Chi phí nhà ở
Khi du học ở Mỹ, du học sinh sẽ có nhiều lựa chọn về nơi ở vì loại hình nhà ở đây tương đối đa dạng, ví dụ như ký túc xá tại trường học, homestay ở cùng người bản xứ hoặc nhà ở ghép hoặc ở riêng.
Tổng chi phí này sẽ có sự chênh lệch nhất định tùy vào nhu cầu của mỗi cá nhân và khu vực mà các bạn sinh sống. Khu vực Đông và Đông Bắc Mỹ sẽ có mức sống cao hơn so với khu vực Trung Tây.
Thông thường, ký túc xá sẽ là lựa chọn phổ biến nhất đối với các du học sinh vì tiện lợi và đảm bảo an toàn. Chi phí thuê ký túc xá thường sẽ từ 12.000 – 20.000 USD/năm (khoảng 307 triệu đến 512 triệu đồng).
Hoặc các bạn học sinh, sinh viên có thể lựa chọn ở cùng với người bản xứ theo dạng homestay để có thể hòa nhập vào văn hóa Mỹ một cách nhanh chóng. Chi phí cho dạng nhà ở này sẽ dao động từ 10.000 – 20.000 USD/năm (khoảng 255 triệu đến 512 triệu đồng).
Ngoài ra, bạn có thể thuê nhà riêng hoặc ở ghép ngoài trường với các bạn khác và thường phí này sẽ thấp hơn ở ngoài trường. Căn hộ 1 phòng ngủ sẽ có giá từ 600 – 3.000 USD/tháng (khoảng 15 triệu đến 77 triệu đồng/tháng), giá cả sẽ tùy thuộc vào căn hộ ở vùng ngoại ô hay ở các thành phố lớn. Hoặc nếu ở ghép với người khác, bạn sẽ chi khoảng 400 – 1.000 USD/tháng (khoảng 10 triệu đến 26 triệu đồng/tháng).
6. Du học Mỹ cần bao nhiêu tiền? Chi phí sinh hoạt
Ngoài các khoản chi phí tên, chi phí sinh hoạt dành cho du học sinh tại Mỹ cũng là một khoản cần thiết nên được tính toán hợp lý khi lên kế hoạch du học Mỹ cần bao nhiêu tiền. Dưới đây là bảng những khoản phí sinh hoạt cơ bản mà các bạn học sinh, sinh viên có thể chi trả trong một tháng:
Loại phí | Chi phí (USD/tháng) |
Tiền điện | 50 – 100 USD/tháng |
Hệ thống sưởi ấm | 50 – 100 USD/tháng |
Internet | 45 – 50 USD/tháng |
Tiền nước và phí vệ sinh | 15 – 25 USD/tháng |
Dịch vụ điện thoại | 50 USD/tháng |
Chi phí ăn uống | 300 – 500 USD/tháng |
Chi phí đi lại | 90 – 130 USD/tháng |
Thông qua những thông tin về học phí và các khoản chi phí liên quan, bạn có thể biết được chi phí du học Mỹ sẽ tầm 90.000 USD/năm (khoảng 2,3 tỷ đồng/năm). Tuy nhiên, con số này có thể giảm xuống nếu bạn biết cách tiết kiệm khi du học Mỹ.
>>> Đọc thêm: Xu hướng nghề nghiệp trong 10 năm tới: Bức tranh toàn cảnh & định hướng
Có thể giảm áp lực tài chính khi du học Mỹ bằng những cách nào?
1. Xin học bổng du học Mỹ
Hiện nay, có rất nhiều loại học bổng du học Mỹ dành cho du học sinh quốc tế, như học bổng của chính phủ, học bổng của các trường đại học, học bổng của các tổ chức phi chính phủ,… Vì vậy, bạn nên tìm kiếm thông tin về cách loại học bổng này và nộp đơn xin học bổng nếu đáp ứng đủ các điều kiện được đề ra.
Nhắc đến học bổng du học Mỹ toàn phần thì không thể bỏ qua học bổng Fulbright. Gói học bổng thường niên này có 20 suất và sẽ trao cho những ứng viên xuất sắc dựa trên năng lực học tập và thành tích. Học bổng Fulbright sẽ hỗ trợ toàn phần mọi học phí, phí sinh hoạt hàng tháng, bảo hiểm y tế và vé máy bay khứ hồi.
Ngoài ra, các bạn học sinh, sinh viên cũng có thể tìm kiếm chuyên mục BigFuture trên trang web College Board. Chuyên mục này sẽ hỗ trợ học sinh, sinh viên tra cứu thông tin về các suất học bổng tại các trường đại học/cao đẳng.
2. Tự nấu ăn hàng ngày
Nhiều bạn trẻ sẽ lựa chọn đặt thức ăn nhanh online hoặc đến các chuỗi nhà hàng vì tính tiện dụng, mức giá phải chăng và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, để tiết kiệm tối chi phí du học Mỹ, các bạn cũng có thể tự đi chợ và nấu ăn tại nhà, đầy đủ chất dinh dưỡng mà lại tiết kiệm được một khoản kha khá.
3. Tìm việc làm thêm
Liệu du học sinh Mỹ có được làm thêm không? Câu trả lời là có. Theo quy định của Chính phủ Mỹ, du học sinh quốc tế được phép làm thêm trong khuôn viên trường tối đa 20 tiếng/tuần trong học kỳ và 40 tiếng/tuần vào kỳ nghỉ.
Một số công việc phổ biến mà du học sinh có thể tham khảo:
• Trợ giảng cho các giáo sư.
• Làm việc trong thư viện, nhà ăn hoặc các văn phòng hành chính của trường.
• Làm việc tại các cửa hàng, nhà hàng hoặc quán cà phê trong khuôn viên trường.
• Tham gia các chương trình nghiên cứu hoặc thực tập.
Du học Mỹ là một hành trình đầy thách thức nhưng sẽ vô cùng bổ ích cho tương lai về sau của các bạn. Việc lập kế hoạch chi tiết du học Mỹ cần bao nhiêu tiền sẽ giúp bạn giảm bớt gánh nặng tài chính và có một hành trình du học thành công. Hy vọng bài viết này của ILA Du học đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về chi phí du học Mỹ. Chúc các bạn thành công!
>>> Đọc thêm: 5 yếu tố quan trọng giúp đón đầu xu hướng nghề nghiệp năm 2030